banner_2a-1.png
banner_2a-2.png
banner_2a-3.png
banner_2a-4.png
banner_2a-5.png
businesswoman-min.png
banh_rang.png
aaa2.png
aaa3.png
aaa4.png
aaa5.png
4b.png
4c.png
4a.png
banner_3a_0.png
banner_3a-2.png
banner_3a-3_1.png
banner_3a-4.png
banner_3a-5-min.png
Hơn 10 năm phát triển và hoàn thiện
... với chất lượng ngày càng cao ...và tốt hơn nữa
anh-mda-min.png

Sau khi đăng ký bản quyền sử dụng người dùng vẫn tiếp tục làm việc được trên các tệp đã nhập liệu trước đó.

Bộ cài trên website chỉ bị hạn chế 3 điểm so với bản đầy đủ:

  - Không nhập quá 100 chứng từ

  - Không nhập được Thông tin của Doanh nghiệp. 

  - Không in được báo cáo hay xuất dữ liệu ra các tệp Excel, PDF, HTML, ... 

 Khi đăng ký bản quyền, người dùng không cần cài đặt lại bộ setup mà chỉ cần nhập dãy số key vào phần mềm hoặc kết nối thiết bị chuyên dụng (Key USB) với phần mềm thì toàn bộ những hạn chế sẽ được mở, người dùng tiếp tục nhập liệu vào tệp cũ.

  Trong bất kỳ trường hợp nào Metadata đều có cách để thực hiện cài đặt phần mềm.

              Metadata có rất nhiều phương thức cung cấp và cài đặt cho khách hàng của mình, thông qua các phương thức này Metadata không những cung cấp và cài đặt phần mềm cho các doanh nghiệp trong nước mà còn cung cấp và cài đặt cho nhiều khách hàng có chi nhánh ở nước ngoài. 

        

         Các phương thức đăng ký bản quyền:

          *  Trực tiếp:  Khách hàng có thể đăng ký và nhận key tại văn phòng công ty Metadata hoặc tại các đại lý của Metadata.

         * Gián tiếp:   Khách hàng đăng ký qua Điện thoại, Chat yahoo, E-mail hoặc đặt mua trực tiếp tại trang web (xem thêm tại đây

 

         Phương thức cài đặt phần mềm bản quyền:

          * Trực tiếp:  

              Nhân viên hoặc đại lý của Metadata đến tận địa điểm khách hàng để triển khai cài đặt và cấp " KEY " bản quyền

          * Gián tiếp: 

               + Khách hàng tải bộ cài trên mạng về cài đặt (bộ cài có dung lượng khoảng 25MB, qua 5 bước cài đặt đơn giản là xong)

              + Metadata gửi dãy số KEY hoặc thiết bị chuyên dụng và các giấy tờ liên quan tới địa điểm khách hàng bằng Chuyển phát nhanh, E-mail, ... 

                (Trường hợp khách hàng chưa có mạng Internet thì có thể cài từ đĩa cài do Metadata cung cấp )

leanhtuan gửi vào T2, 26/10/2015 - 16:50

     Bên mình hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, đặc thù là có phần phí xăng dầu, bên mình dùng hoá đơn đặt in và khi xuất hoá đơn phần phí xăng đầu sẽ được cộng vào tiền thanh toán, Mình sẽ hạch toán như thế nào trên phần mềm ? in hoá đơn ở mẫu nào ?

 

Ứng dụng phần mềm trong các lĩnh vực: Thương mại, Dịch vụ, Sản xuất, Xây dựng

 

Hạch toán cho đơn vị kinh doanh xăng dầu

Liên kết cố định mda_nguyet gửi vào T6, 11/11/2011 - 16:41

    Với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, Phần mềm kế toán Metadata đã tích hợp sẵn các trường phí xăng dầu  đáp ứng yêu cầu đặc thù của ngành này ngay trên các phiếu nhập mua và xuất bán hàng hoá.

Bạn tạo các mã xăng, dầu trong danh mục hàng hoá và phần phí bạn không cần thiết phải tạo mã vì phần này mình sẽ theo dõi tổng số tiền phát sinh.

  • Khi nhập mua xăng, dầu:

 - Trong tab hàng hoá bạn điền đầy đủ thông tin của các hàng hoá trên hoá đơn như mã kho nhập, Mã hàng hoá, đơn giá, số lượng, thuế suất, ... trên ở tab " Bút toán mua hàng " mình định khoản đưa vào

Nợ TK 156

Nợ TK 1331

         Có 331.

Phần phí xăng dầu, chiết khấu (nếu có) mình sẽ hạch toán trong tab " Bút toán khác " định khoản trực tiếp và ghi nhận số tiền, thường phí xăng dầu mình hạch toán

Nợ 1388 hoặc 3388: số tiền phí ghi trên hoá đơn

                   Có 331: số tiền phí ghi trên hoá đơn. 

Trường hợp thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản thì bạn kích vào nút 3 chấm " ... "ở mục "Tiền thanh toán" và chọn chứng từ thanh toán tương ứng.

 - Trường hợp khi nhập mua xăng dầu có phát sinh chi phí liên quan và mình phân bổ phần chi phí đó vào giá vốn của hàng nhập ví dụ: Chi phí vận chuyển, chi phí lương lái xe, .. mình có thể hạch toán trên các phiếu "Hoá đơn dịch vụ đầu vào" , phiếu chi, phiếu kế toán  nhưng chú ý phần chi phí ( loại bỏ phần thuế nếu có ) mình sẽ hạch toán vào tài khoản 156, sau đó sẽ vào menu "tổng hợp | phân bổ chi phí thu mua" để phân bổ phần chi phí phát sinh này vào các phiếu nhập hàng để tăng giá vốn hàng nhập.

  •  Khi xuất bán xăng dầu:

- Trong tab hàng hoá bạn điền các thông tin hàng xuất bán bình thường như kho xuất, số lượng, giá bán, giá vốn phần mềm sẽ tự động cập nhật ( nếu áp dụng phương pháp TB tháng ).

Ở Bút toán doanh thu hạch toán:

Có TK 511

Có 33311

      Nợ 131

tương tự như mua hàng mình cũng kích vào nút 3 chấm " ..." và chọn phiếu tương ứng để thu tiền

Ở Bút toán giá vốn hạch toán :

Giá vốn: Nợ 632

                 Có 156

Chiết khấu TT:  hạch toán phần phí xăng dầu : Nợ 131 

                                                                                Có 1388 hoặc 3388

  • Với trường hợp hoá đơn đặt in:

      Bạn dùng hoá đơn đặt in có thể gửi mẫu hoá đơn đó cho bên mình để bên mình tích hợp mẫu của bạn vào phần mềm đồng thời căn chỉnh để phần mềm in các thông tin bạn cần bổ sung lên hoá đơn.

  • Với trường hợp hoá đơn tự in:

     Bạn sẽ gửi thông tin cho bên mình về chỉ tiêu phí xăng dầu sẽ thể hiện ra như thế nào trên hoá đơn, bên mình sẽ thiết kế thể hiện đúng ra như thế.

haiyen_tm gửi vào T2, 26/10/2015 - 16:50

Mỗi lần mình in các phiếu, báo cáo đều phải ký và ghi tên mất rất nhiều thời gian, mặc dù 1 số chức danh gần như là cố đinh, giờ mình muốn nó mặc định phần họ tên thì làm thế nào? ở đâu?

 

Thiết lập tham số, chỉnh sửa và in ấn

 

     Phần mềm kế toán

Liên kết cố định mda_toan gửi vào T5, 17/11/2011 - 05:55

     Phần mềm kế toán Metadata cho phép người dùng cài đặt trước phần nhãn ký tên trên các phiếu, báo cáo.

Thao tác cài đặt như sau:

  • Cài đặt phần nhãn ký tên trên chứng từ:

  -  Bạn đăng nhập vào phần mềm kế toán sau đó vào menu " Danh mục " và chọn vào " Danh mục chứng từ kế toán " ( Danh mục chứng từ kế toán quản lý toàn bộ các mẫu chứng từ trong phần mềm kể cả những mẫu do người dùng tự tạo ra ).

  -  Bạn kích chuột phải vào phiếu cần cài đặt sẵn và chọn các chức năng tương ứng:  thêm, sửa , xoá

 + Nếu bạn chọn " Thêm " : Phần mềm cho phép bạn bổ sung thêm 1 mẫu phiếu tương ứng, bạn có thể kích vào các Tab Chứng từ, Tiêu đề, Nhãn ký tên để chỉnh sửa các chỉ tiêu theo yêu cầu của bạn.

+ Nếu bạn chọn " Sửa ": Phần mềm cho phép bạn chỉnh sửa mẫu phiếu có sẵn theo yêu cầu của bạn. Ở đây bạn kích vào tab " Nhãn ký tên " để có thể cài đặt sẵn phần chức danh ( Nhãn ký tên ) và phần họ tên người ký tương ứng ( Họ tên ). Như vậy ở đây bạn đã cài đặt sẵn chức danh và nhãn ký tên rồi đó.

+ Nếu bạn chọn " Xoá " : Thì phần mềm sẽ xoá mẫu phiếu mà bạn đang chọn.

 

Ngoài ra, khi bạn nhấn nút in ấn trên phiếu cũng có tab nhãn ký để bạn điền trực tiếp phần chức danh và họ tên ở đây, tuy nhiên nó chỉ có giá trị tại phiếu đó và sẽ không lưu lại như là bạn sửa ở trên danh mục chứng từ.

 

  • Cài đặt  nhãn ký tên trên báo cáo:

- Khi bạn xem báo cáo, ở ngay bên cạnh biểu tượng in ấn có biểu tượng như tờ giấy có dấu # ở giữa ( đây chính là tab định dạng báo cáo ) và bạn có thể chỉnh sửa các phần như tiêu đề báo cáo, chức danh và nhãn ký tên, các phần liên quan đến cài đặt giấy in.

 

Ngoài các phần cài đặt về nhãn ký tên, giấy in, tiêu đề, phần mềm kế toán Metadata còn hỗ trợ người dùng tuỳ chọn font chữ, kích cỡ chữ và kiểu thể hiện ( chữ đậm, chữ nghiêng, gạch chân ) cho từng phiếu, từng báo cáo.

CtyPhongGiang gửi vào T2, 26/10/2015 - 16:50

Mình đang dùng win XP SP3 nhưng khi cài đặt xong phần mềm kế toán thì đăng nhập vào có dòng thông báo lỗi như sau :

"The system DLL user32.ddl was relocated in memory.The application will not run properly.The relocation occurred because the DLL C:\WINDOWS\system32\HHCTRL.OCX occupied an address range reserved for Windows system DLLs.The vendor supplying the DLL should be contacted for a new DLL"

Các bạn giúp mình cách khắc phục lỗi này để đăng nhập vào phần mềm

Cảm ơn!

Cài đặt phần mềm

 

Lỗi Tệp "HHCTRL.OCX" nên không đọc được file

Liên kết cố định mda_toan gửi vào T6, 11/11/2011 - 15:29

 

Trường hợp của bạn là do bị lỗi file hhctrl.ocx trong thư mục C:\Window\system32  Bạn thử thao tác theo các cách sau xem sao:

       Cách 1: Bạn tải tệp hhctrl.ocx theo đường link sau, giải nét và copy đè lên tệp hhctrl.ocx trong thư mục C:\Window\system32 và restart lại máy xem sao.

link download : http://www.box.net/shared/za5p1ufsc0

       Cách 2: Trường hợp Hệ điều hành không cho phép copy đè lên tệp cũ thì bạn phải thao tác xoá tệp hhctrl.ocx cũ và copy tệp mới vào thư mục C:\Window\system32

Thao tác:

Bạn  vào SafeMode,rồi vào thư mục "%systemroot%\system32" tìm và xóa file HHCTRL.OCX, hoặc có thể dùng chương trình Unlocker mà ko phải vào SafeMode bằng cách vào thư mục %systemroot%\system32" (C:\Window\system32) và nhấp chuột phải chọn Unlocker file và đợi chút chọn Action "Delete" và Nhấp OK và đợi nó hiện lện cái bảng hỏi xóa ở lần rs sao thì chọn OK. Xóa được files hhctrl.ocx cũ rồi thì copy cái hhctrl.ocx mới vào. Sau đó, vào Run đánh lệnh "RegSvr32 /s %systemroot%\system32\hhctrl.ocx", rồi restart máy lại là OK.

Kinh nghiệm giải quyết nhanh cho mọi máy là bạn vào Run đánh lệnh "%systemroot%\system32" (C:\Window\system32) kiếm file hhctrl.ocx nếu ko có thì copy vào, còn nếu có thì xóa nó đi và copy file hhctrl.ocx vào. Sao đó, vào Run đánh lệnh "RegSvr32 /s %systemroot%\system32\hhctrl.ocx", rồi restart máy lại là OK.

 ( Cách 2 lấy từ nguồn sưu tầm trên mạng (+_+) )

 

 

nguyenvanha gửi vào T2, 26/10/2015 - 16:50

           Công ty Mình đang có nhu cầu đăng ký hoá đơn tự in, mình cần có mẫu để làm thủ tục đăng ký với thuế, Mình làm thế nào để chèn được logo và ảnh nền vào hoá đơn tự in ?

 

Chèn Logo, Ảnh nền vào Hóa đơn tự in trên Phần mềm kế toán Metadata

           Phần mềm kế toán Metadata tích hợp sẵn chức năng tự in hoá đơn hoặc in nội dung lên mẫu hoá đơn có sẵn ( hoá đơn đặt in ). Phần mềm sẽ lưu các mẫu logo và ảnh nền của Hoá đơn tự in ngay trong tệp, chính vì vậy người dùng đăng nhập vào tệp dữ liệu của công ty nào thì khi in sẽ đúng logo và mẫu hoá đơn sẽ đúng của công ty đó. Người dùng không sợ bị mất mẫu logo và ảnh nền hoặc lo lắng in nhầm mẫu của công ty này sang công ty khác khi làm nhiều công ty.

  •  Thao tác:

      Bạn đăng nhập vào phần mềm, vào Menu " Tổng hợp "  vào Menu " Quản lý chứng từ" , trong Menu này bạn kích vào chức năng " Hoá đơn tự in " để cài đặt logo, ảnh nền, mẫu Hoá đơn tự in của đơn vị.

  •      Chèn logo lên Hoá đơn tự in:

     Bạn kích chọn vào loại hoá đơn tự in ( ví dụ như Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng, ... ) sau đó kích  vào chức năng " nhập"  ở mục logo để nhập mẫu vào nhé ( Mẫu logo hợp lệ sẽ có đuôi .jpg ; .jpeg ; .bpm ; .ico ; èm ; .wmf ). Kích cỡ chuẩn của logo bạn để là:  132 x 110 px, nếu kích cỡ lớn hơn hoặc nhỏ hơn kích cỡ chuẩn thì phần mềm tự động co dãn ảnh để căn chỉnh lại kích cỡ.

 

  •     Chèn Ảnh nền lên hoá đơn tự in:

    Bạn kích chọn vào từng liên hoá đơn trong mục mục " Chi tiết các liên " để chọn liên hoá đơn sẽ chèn ảnh. Bên mục " Ảnh nền từng liên " bạn chọn chức năng " nhập " để chọn ảnh nền hoá đơn. Mỗi liên có thể có 1 ảnh nền khác nhau tuỳ ý người dùng.
 

     Sau khi lưu người dùng chọn chức năng " In mẫu " để xem ảnh của từng liên, nếu cảm thấy chưa ưng ý thì người dùng có thể chỉnh sửa logo, ảnh rồi nhập lại. Khi đã ưng ý thì in mẫu để nộp cho thuế là được.

 

Hóa đơn Tự in - Hóa đơn đặt in

nguyenvanha gửi vào T2, 26/10/2015 - 16:50

Bên mình có 2 xí nghiệp, mình ví dụ Xí nghiệp 1 tham gia xây dựng 2 công trình là CT A và CT B, xí nghiệp 2 xây dựng 3 công trình là CT A, CT B và CT C. Mình làm thế nào để tập hợp và lên giá thành đúng, đủ chi phí phát sinh cho các công trình ?

 

Ứng dụng phần mềm trong các lĩnh vực: Thương mại, Dịch vụ, Sản xuất, Xây dựng

 

Cách hạch toán chi phí, tính giá thành từng công trình

Liên kết cố định mda_toan gửi vào T5, 24/11/2011 - 02:01

       Với trường hợp bạn làm cho đơn vị xây dựng, Khi cập nhật chứng từ bạn sẽ dùng các Mã như Mã CP chung, Mã ĐTTHCP, Mã Khoản mục phí để liên kết tập hợp chi phí cho từng công trình.

Theo ví dụ trên, bạn sẽ

  + Vào danh mục Đối tượng tập hợp chi phí để tạo các Mã công trình A, B, C tương ứng. 

  + Vào danh mục Khoản mục phí để tạo các Mã khoản mục phí chi tiết như Chi phí về tiền nhân công, Chi phí về nguyên vật liệu chính, Chi phí máy, ... để theo dõi chi tiết các khoản mục tập hợp lên giá thành.

  + Vào danh mục Bộ phận, phân xưởng để tạo các mã chi phí chung ( những phần chi phí sẽ được tập hợp cho nhiều mã ĐTTHCP mà tại thời điểm phát sinh chưa tách được sẽ tập hợp cho từng mã ĐTTHCP là bao nhiêu )

 

  • Nghiệp vụ phát sinh:

 

     - Khi phát sinh các chi phí tập hợp trực tiếp vào công trình như các nghiệp vụ xuất kho NVL vào công trình, nhập mua xuất thẳng không qua kho, Phiếu kế toán tính tiền lương công nhân sản xuất, Các khoản chi trực tiếp cho công trình, các bút toán tính chi phi trả trước, khấu hao máy móc thiết bị cho công trình, … bạn kết hợp với các trường Mã ĐTTHCP và Mã Khoản mục phí để theo dõi chi tiết phần chi phí này cho công trình nào và là khoản mục gì.

 

      - Khi phát sinh các chi phí chung cho nhiều công trình như Phiếu kế toán tính lương cán bộ quản lý xí nghiệp, khâu hao máy móc phục vụ cho nhiều công trình trong tháng, tiền điện, nước phục vụ cho nhiều công trình, … bạn kết hợp với các trường Mã CP chung và Mã Khoản mục phí, sau đó bạn sẽ vào Menu giá thành và vào "Phiếu phân bổ chi phí sản xuất chung " để phân bổ phần chi phí chung này cho từng ĐTTHCP. ( Trường hợp khi tạo Mã Chi phí chung bạn đã cài đặt sẵn Phương pháp phân bổ và các Mã ĐTTHCP được phân bổ thì phần mềm sẽ căn cứ trên Phương pháp đã cài đặt mà phân bổ phần chi phí cho từng Công trình; trường hợp khi tạo Mã Chi phí chung bạn chưa cài đặt phương pháp phân bổ và các Mã ĐTTHCPđược phân bổ thì lúc này bạn sẽ chọn trực tiếp từng Mã ĐTTHCP và số tiền ở bên phân bổ).

 

      - Khi hoàn thành công trình bàn giao cho chủ đầu tư hoặc chuyển công trình xây dựng cơ bản dở dang thành Tài sản cố định bạn vào phiếu"Công trình xây dựng vụ việc hoàn thành" trong menu Giá thành để cập nhật ( trong phiếu này bạn cập nhật bút toán giá vốn hoặc chuyển chi phí dở dang thành nguyên giá Tài sản cố định ).

 

      - Trường hợp bàn giao công trình cho chủ đầu tư, sau đó xuất hóa đơn cho bên chủ đầu tư bạn sẽ vào "phiếu kế toán" để định khoản bút toán doanh thu công trình ( trong phiếu này ở dòng 511 bạn sẽ kết hợp với trường Mã ĐTTHCP và chọn loại phát sinh là "doanh thu công trình" để phần mềm nhận biết được phần doanh thu này là của công trình nào và tự động cập nhật lên các báo cáo về công trình, cho phép theo dõi lãi lỗ cho từng công trình ).

 

  • Các báo cáo đầu ra:  Bạn vào Báo cáo | Chi phí giá thành

 

+ Báo cáo chi tiết thu/chi theo công việc: Cho biết được chi tiết từng lần xuất nguyên vật liệu, nhân công, chi phí máy, … cho công trình, đồng thời cho biết doanh thu ( nếu đã xuất hóa đơn ) của công trình từ đó đưa ra số lãi/lỗ

  + Bảng kê xuất vật tư theo đối tượng tập hợp chi phí: Liệt kê chi tiết số lượng, giá xuất của từng loại vật tư xuất cho từng công trình.

  + Thẻ tính giá thành công trình, vụ việc:  cho biết cơ cấu của giá thành được tập hợp bởi từng loại khoản mục chi tiết nào, bao nhiêu từ đó người dùng có những đánh giá và điều chỉnh ( nếu có ) cho phù hợp với dự toán.

  + Tổng hợp chi phí sản xuất theo yếu tố: Đưa ra số tổng chi phí dở dang đầu kỳ, số tổng từng khoản mục chi phí phát sinh trong kỳ, số tổng chi phí dở dang cuối kỳ của từng công trình ( Mã ĐTTHCP ).

mda_oanh gửi vào T2, 26/10/2015 - 16:50

     Chào các anh chị.

     Em muốn hỏi anh chị chút: Bên em làm về lĩnh vực sản suất bàn ghế.Làm thế nào để tập hợp được chi phí bán hàng  cho từng chiếc bàn, chiếc ghế?

     Rất mong anh chị trả lời nhanh giúp em!

     Chân thành cảm ơn!

 

Ứng dụng phần mềm trong các lĩnh vực: Thương mại, Dịch vụ, Sản xuất, Xây dựng

 

Cách hạch toán chi phí, tính giá thành cho đơn vị sản xuất

Liên kết cố định mda_toan gửi vào T6, 25/11/2011 - 19:03

 

Câu hỏi của bạn hơi chung chung nên cũng khó để giải thích vì vậy mình lây ví dụ thế này nhé:  Bạn làm sản xuất bàn ghế, đồng thời sản xuất 5 loại bàn là từ B1-B5 và sản xuất 4 loại ghế là từ G1 - G4.

 

Theo kế hoạch đợt này sẽ sản xuất 20  B1, 40 sản phẩm B2, 10 sản phẩm B3, 15 sản phẩm B4, 30 sản phẩm B5 và giá trị ước tính của từng loại bàn là:

B1 = 1.500.000 đ  => Tổng  GT = 20x 1.500.000 đ = 30.000.000 đ  => Tỷ trọng/tổng chi phí = 3/19

B2 = 1.500.000 đ  => Tổng  GT = 40x 1.500.000 đ = 60.000.000 đ  => Tỷ trọng/tổng chi phí = 6/19

B3 = 1.000.000 đ  => Tổng  GT = 10x 1.000.000 đ = 10.000.000 đ  => Tỷ trọng/tổng chi phí = 1/19

B4 = 2.000.000 đ  => Tổng  GT = 15x 2.000.000 đ = 30.000.000 đ  => Tỷ trọng/tổng chi phí = 3/19

B5 = 2.000.000 đ  => Tổng  GT = 30x 2.000.000 đ = 60.000.000 đ  => Tỷ trọng/tổng chi phí = 6/19

 

kế hoạch sản xuất  ghế là :10 sản phẩm G1, 20 sản phẩm G2, 20 sản phẩm G3, 10 sản phẩm G4 và ước tính giá trị của ghế:

 

G1 = 1.000.000 đ  => Tổng  GT = 10x 1.000.000 đ = 10.000.000 đ  => Tỷ trọng/tổng chi phí =    1/6,6

G2 = 1.100.000 đ  => Tổng  GT = 20x 1.100.000 đ = 22.000.000 đ  => Tỷ trọng/tổng chi phí = 2,2/6,6

G3 = 1.150.000 đ  => Tổng  GT = 20x 1.150.000 đ = 23.000.000 đ  => Tỷ trọng/tổng chi phí = 2,3/6,6

G4 = 1.300.000 đ  => Tổng  GT = 10x 1.300.000 đ = 13.000.000 đ  => Tỷ trọng/tổng chi phí = 1,3/6,6

 

Khi cập nhật vào phần mềm bạn vào danh mục hàng hóa vật tư, CCDC để tạo các mã Hàng hóa là các loại Bàn từ B1 - B5  và các loại Ghế từ G1 - G4

Bạn vào danh mục đối tượng tập hợp chi phí tạo ra 2 mã là "BAN" và "GHE" , bạn chú ý khi tạo mã ở mục "sản phẩm" bên dưới bạn điền chi tiêt từng loại hàng hóa mà mã BAN hoặc GHE tạo ra với hệ số chính là " tử số " của phân số ở phần tỷ trọng, theo ví dụ trên thì mã "BAN" sẽ tạo ra các sản phẩm là B1 hệ số là 3, B2 hệ số 6, B3 hệ số 1, B4 hệ số là 3, B5 hệ số là 6. Còn mã "GHE" sẽ tạo ra các sản phẩm là G1 hệ số 1, G2 hệ số 2,2 , G3 hệ số 2,3 , G4 hệ số 1,3.

Bạn vào danh mục Mã khoản mục phí để tạo các mã như Chi phí về nhân công, chi phí về nguyên vật liệu chính, chi phí về máy, ...

Vào danh mục bộ phận, phân xưởng để tạo các mã Chi phí chung ( những phần chi phí dùng chung cho cả 2 đối tượng "BAN" và "GHE" ví dụ như chi phí tiền thuê nhà xưởng, tiền điện, nước phục vụ sản xuất, chi phí khấu hao máy, .... )

 

  • Nghiệp vụ:

 

Bước1: Nhập nguyên vật liệu:

- Vào Menu hàng hóa | phiếu nhập mua hàng hóa - vật tư để nhập các Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ về kho

 

Bước 2: Tập hợp chi phí sản xuất:

- Vào Menu giá thành, vào phiếu xuất sử dụng hàng hóa - vật tự - CCDC hoặc phiếu Mua hàng xuất thẳng không qua kho để xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vào sản xuất ; vào phiếu kế toán, hóa đơn dịch vụ đầu vào, phiếu chi, giấy báo nợ để tính số tiền phân bổ vào chi phí giá thành hoặc chi tiền trực tiếp vào chi phí giá thành. Bạn chú ý khi phát sinh chi phí cho đối tượng bàn hoặc ghế thì bạn sẽ điền chi tiết mã ĐTTHCP phí tương ứng là BAN hoặc GHE đồng thời điền chi tiết khoản mục phí tương ứng. ( Phần mã ĐTTHCP và mã khoản mục phí bạn chỉ điền ở dòng TK chi phí là 621,622,623, 154 ).

- Bạn vào phiếu kế toán, phiếu chi, phân bổ chi phí trả trước, Trích và phân bổ khấu hao TSCD, ... để cập nhật các phần chi phí phát sinh chung cho cả 2 đối tượng BAN, GHE như tiền lương cán bộ quản lý, tiền điện, tiền nước, khấu hao máy, chi phí trả trước phân bổ vào chi phí sản xuất trong kỳ, ... Khi thực hiện các phiếu này bạn sẽ kết hợp cùng với trường Mã chi phí chung và Mã khoản mục phí ở trên phiếu ( Phần mã CP chung và mã khoản mục phí bạn chỉ điền ở dòng TK chi phí là 627 nếu theo QĐ15 hoặc 154 nếu theo QĐ48 )

- Các bút toán điều chỉnh giảm chi phí sản xuất tập hợp cho sản phẩm: Nhập lại kho nguyên vật liệu, xuất bán nguyên vật liệu từ bộ phận sản xuất. Nếu có phát sinh các bút toán này bạn cũng phải điền chi tiết Mã ĐTTHCP là BAN hay GHE nhé.

 

Bước 3: Hoàn thành sản phẩm

- Bạn vào Menu giá thành | Nhập sản phẩm từ sản xuất để nhập về kho những thành phẩm là các loại Hàng hóa B1 - B5 và G1 - G4.

- Bạn vào Menu giá thành | Xuất bán thành phẩm không qua kho để thực hiện bút toán xuất bán thẳng từ bộ phận sản xuất.

 

Bước 4: Phân bổ chi phí sản xuất chung, tính giá trị sản phẩm dở dang và giá thành

- Bạn vào Menu giá thành | Phân bổ chi phí sản xuất chung chọn khoảng thời gian và tùy chọn thêm mã TK, mã chi phí chung  để thực hiện phân bổ chi tiết phần chi phí chung cho từng ĐTTHCP là BAN và GHE ( Trường hợp khi tạo Mã Chi phí chung bạn đã cài đặt sẵn Phương pháp phân bổ và cácMã ĐTTHCP được phân bổ thì phần mềm sẽ căn cứ trên Phương pháp đã cài đặt mà phân bổ phần chi phí cho từng Mã ĐTTHCP; trường hợp khi tạo Mã Chi phí chung bạn chưa cài đặt phương pháp phân bổ và các Mã ĐTTHCP được phân bổ thì lúc này bạn sẽ chọn trực tiếp từng Mã ĐTTHCP và số tiền ở bên phân bổ).

- Sau khi phân bổ hết phần chi phí chung bạn vào Menu giá thành | Sản phẩm dở dang và tính giá thành để khai báo sản phẩm dở dang cuối kỳ, bạn điền chi tiết giá trị sản phẩm còn dở dang của từng ĐTTHCP đến thời điểm tính giá thành. Sau khi lưu lại phần giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ bạn nhấn vào nút Tính và áp giá thành thì phần mềm tự động tính và áp giá thành cho từng loại sản phẩm và đưa ra cho bạn cụ thể từng loại sản phẩm thực tế sản xuất ra có giá vốn là bao nhiêu.

 

  • Các báo cáo liên quan: Bạn vào các báo cáo Chi phí - Giá thành

Báo cáo chi tiết thu/chi theo công việc: Cho biết chi tiết từng lần phát sinh doanh thu, chi phí và lãi lỗ của từng ĐTTHCP trong khoảng thời gian tùy chọn của người dùng

- Bảng kê sản phẩm, bán sản phẩm hoàn thành: Báo cáo này sẽ liệt kê chi tiết từng lần nhập kho của từng loại sản phẩm

- Chi tiết chi phí sản xuất theo khoản mục phí: Báo cáo này liệt kê chi tiết từng phát sinh theo khoản mục phí của từng mã ĐTTHCP trong khoảng thời gian được chọn

- Thẻ tính giá thành sản phẩm, nhóm sản phẩm: Báo cáo này tổng hợp số liệu của từng mã ĐTTHCP, khi xem báo cáo người dùng chọn khoảng thời gian và có thể tùy chọn điền hay không điền Mã ĐTTHCP.

- Tổng hợp chi phí sản xuất theo yếu tố: Lên số liệu tổng hợp của từng mã ĐTTHCP theo yếu tố khoản mục phí

 

Chú ý: Với trường hợp bạn không làm sản xuất đại trà mà sản xuất theo đơn đặt hàng, mỗi lần là 1 số loại sản phẩm khác nhau thì về quy trình bạn làm các bước tương tự như ví dụ trên, tuy nhiên mỗi một lần như vậy bạn sẽ tạo ra thêm các Mã ĐTTHCP và các Mã hàng hóa mới.

minh1010 gửi vào T2, 26/10/2015 - 16:50

Chào anh chị!

Em đang làm tại công ty Du lịch và Vận tải. Em muốn quản lý chi tiết doanh thu, chi phí từng tour du lịch và từng xe trên phần mềm kế toán Metadata thì phải cập nhật dữ liệu như thế nào???

Mong anh chị trả lời và hướng dẫn em làm.

Chân thành cảm ơn các anh chị!

 

Ứng dụng phần mềm trong các lĩnh vực: Thương mại, Dịch vụ, Sản xuất, Xây dựng

 

Cách hạch toán cho đơn vị kinh doanh dịch vụ

Liên kết cố định mda_toan gửi vào T7, 10/12/2011 - 09:19

        Phần mềm kế toán Metadata cho phép cập nhật chi tiết từng lần phát sinh doanh thu, chi phí cho từng dịch vụ đồng thời đưa ra các báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết về doanh thu dịch vụ giúp người dùng dễ dàng theo dõi và quản trị lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

 

Doanh nghiệp bạn làm về Du lịch và Vận tải là 2 loại hình Dịch vụ, giả sử bạn đang hạch toán theo QĐ15, bạn sẽ cập nhật trên phần mềm mình như sau:

 

  • Đăng ký danh mục dịch vụ lên phần mềm:

Bạn vào menu danh mục | Danh mục dịch vụ: Bạn tạo ra 2 nhóm riêng là Nhóm Du lịch và nhóm Vận tải sau đó tạo các mã chi tiết của từng nhóm là các mã Tuor bạn thực hiện, các mã xe hoặc các mã tuyến vận chuyển của bạn, làm như vậy giúp bạn xem báo cáo doanh thu, chi phí, lãi/lỗ cho từng nhóm, từng mã chi tiết

 

  • Cập nhật các chứng từ chi phí đầu vào:

+ Phiếu chi tiền mặt/Giấy báo nợ: Để hạch toán vào dịch vụ những phần chi phí như Chi tiền mua Xăng xe,

Ví dụ: chi tiền mua xăng xe giá chưa thuế 1 triệu, VAT 10%, thanh toán ngay bằng tiền mặt

 

Định khoản                              Số tiền                                 Cột mã Dịch vụ

  Nợ 6277                            1.000.000 đ              ( Điền chi tiết mã dịch vụ tương ứng ) 

  Nợ 1331                               100.000 đ    

       Có 1111:                      1.100.000 đ                                 
                      

    Khi phát sinh chi phí cho dịch vụ nào thì mình sẽ điền chi tiết mã dịch vụ đó ở các dòng có định khoản là tài khoản chi phí như: 621,622, 623, 627 và phần mềm sẽ kết chuyển chi phí này sang 154, như vậy là bạn đã theo dõi được phần chi phí xăng xe tập hợp vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của dịch vụ. Ở các phiếu khác liên quan đến dịch vụ bạn cũng làm tương tự là điền thêm ở cột “mã dịch vụ” chi tiết dịch vụ đó

 

+ Hóa đơn dịch vụ đầu vào: cập nhật phần chi phí mua ngoài phục vụ cho dịch vụ  nhưng chưa thanh toán cho người bán.

+ Phiếu kế toán, bút toán phân bổ chi phí trả trước, trích khấu hao tài sản cố định: hạch toán lương, các khoản trích theo lương vào dịch vụ, hạch toán phần chi phí trả trước được tính vào dịch vụ, hạch toán phần chi phí khấu hao TSCĐ vào dịch vụ.

+ Xuất sử dụng hàng hóa - vật tư – CCDC: Hạch toán phần hàng hóa đưa vào thực hiện dịch vụ.

 

  • Cập nhật Doanh thu dịch vụ:

+ Hóa đơn dịch vụ đầu ra: Để hạch toán chi tiết các lần xuất dịch vụ cho khách hàng và tính doanh thu. Trên phiếu này chia làm 2 phần là Bút toán Doanh thu và Bút toán giá vốn

  Ở phần bút toán giá vốn bạn có 2 cách để điền

     Cách thứ nhất, bạn định khoản và điền trực tiếp giá trị tiền vốn (Phần tiền vốn được lấy để điền là tổng giá trị ở Cột tiền vốn trong báo cáo Chi tiết doanh thu dịch vụ )

     Cách thứ hai, nếu dịch vụ phát sinh doanh thu nhiều lần trong tháng và phải làm các bút toán giá vốn quá nhiều thì khi làm hóa đơn dịch vụ đầu ra bạn để trống bút toán giá vốn và cuối tháng vào phiếu kế toán định khoản một bút toán tổng giá trị giá vốn

+ Phiếu thu:  Dùng để hạch toán phần tiền nhận được khi khách hàng tạm ứng, thanh toán cho dịch vụ

 

  • Các báo cáo liên quan đến dịch vụ: Bao gồm các báo cáo trong menu Báo cáo | Doanh thu

+ Báo cáo chi tiết doanh thu dịch vụ:

Mục tiêu: Báo cáo này cho biết phát sinh chi tiết Doanh thu, chi phí của từng dịch vụ theo ngày tháng đồng thời đưa ra kết quả lãi lỗ của từng dịch vụ, từng tuor, từng đầu xe. Giúp người dùng có được cái nhìn chi tiết về tình thực hiện dịch vụ, từng khoảng đưa vào dịch vụ và lãi/lỗ cho chi tiết cho từng lần thực hiện dịch vụ

Cách xem báo cáo: Người dùng chọn khoảng thời gian phát sinh dịch vụ, chọn mã TK doanh thu và tùy chọn mã khách hoặc mã dịch vụ

+ Báo cáo doanh thu theo từng khách hàng:

Mục tiêu: Cho biết số liệu tổng hợp các hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp cho từng khách hàng và kết quả lãi/lỗ từ việc cung cấp hàng hóa dịch vụ đó.

Cách xem báo cáo: Người dùng chọn khoảng thời gian phát sinh dịch vụ, chọn mã TK doanh thu , tùy chọn mã khách, mã hàng hóa, mã kho.

+ Báo cáo tổng hợp doanh thu dịch vụ:

Mục tiêu: Cho biết số liệu tổng hợp các dịch vụ đã cung cấp trong khoảng thời gian được chọn về doanh thu, giá vốn, thuế, … và lãi gộp

Cách xem báo cáo: Người dùng chọn khoảng thời gian cần xem, tùy chọn Mã dịch vụ và mã Tài khoản doanh thu.

 

( Còn trường hợp bạn làm theo QĐ48 thì phần chi phí sẽ được tập hợp thẳng vào TK 154 mà không qua các tài khoản 621, 622 ,623, 627 vì vậy bạn sẽ điền chi tiết mã dịch vụ ở dòng có phát sinh liên quan đến tài khoản 154)

 

Video tham khảo

Bạn có thể vào đây tham khảo đoạn video ví dụ: ke-toan-linh-vu-dich-vu

phanvande1978@g... gửi vào T2, 26/10/2015 - 16:50

Chào các bạn, Mình đang gặp vướng mắc ở nghiệp vụ xuất trả lại hàng mà không biết phải xử lý sao bây giờ

cụ thể: 

Mình làm theo PP Trung bình tháng

Tháng 1:

- hàng hóa A tồn đầu kỳ 10 sp,  Giá vốn 2.000.000 đ/sp

-16/01 mình nhập 10 sp, giá vốn 3.000.000 đ/sp của công ty B và ghi nợ phải trả

trong tháng 1 mình bán 19 sp và còn lại 1 sp bị lỗi

Tháng 2:  

Ngày 08/02 mình trả lại công ty B

 

Vậy bây giờ hàng trả lại mình xuất với giá vốn là bao nhiêu ? 3.000.000 đ/sp hay 2.500.000 đ/sp  và công nợ điều chỉnh thế nào ?

 

Kế toán hàng tồn kho

 

Giá vốn hàng tồn kho

Liên kết cố định mda_vubt gửi vào T7, 10/10/2015 - 09:00

Trong trường hợp này bạn trả lại hàng cho NCC thì mình phải xuất hóa đơn với "giá bán" bằng giá bạn nhập mua = 3.000.000đ.

Giá vốn hàng hóa nó sẽ tự động nhảy lên 2.500.000đ cho bạn.Làm như vậy bạn vẫn hạch toán hàng tồn kho đúng với tình hình thực tế của doanh nghiệp

Có. Bạn chỉ cần mua 01 bản quyền sử dụng là làm được cho nhiều doanh nghiệp.

MetaData cấp bản quyền sử dụng theo máy tính hoặc KEY cứng USB, vì vậy bạn có thể làm cho bao nhiêu Doanh nghiệp cũng được.

Dữ liệu của mỗi Doanh nghiệp được lưu trong một tệp CSDL riêng biệt.

Cách làm việc trên nhiều đơn vị kế toán rất đơn giản. Trước hết người dùng cần tạo thêm một tệp (file) để lưu trữ dữ liệu của Doanh nghiệp đó. Và khi làm việc thì chỉ cần mở tệp  đó ra bằng cách kích đúp chuột trực tiếp vào tệp dữ liệu, hoặc trong cửa sổ đăng nhập của ứng dụng, chọn đường dẫn đến tệp cần làm việc.

 

Quy trình:

a/. Tạo tệp dữ liệu cho một đơn vị kế toán

B1: Trong cửa sổ chính của ứng dụng, kích chuột vào menu 'Hệ thống --> Tạo đơn vị kế toán mới', cửa sổ chọn 'Chế độ kế toán' xuất hiện, người dùng kích chọn chế độ kế toán mà Doanh nghiệp đang áp dụng, rồi nhấn nút 'Tạo'

B2: Cửa sổ 'Save file' hiển thị, người dùng chọn thư mục để lưu tệp và gõ vào tên tệp (gợi ý: nên đặt tên cơ sở dữ liệu là tên của Doanh nghiệp không bao gồm dấu tiếng Việt) và nhấn nút 'Save'.

B3: Sau khi tạo tệp dữ liệu thành công, ứng dụng đưa ra thông báo, người dùng kích vào nút 'Đồng ý' để hoàn tất.

b/. Làm việc với một đơn vị kế toán:

- Kích đúp vào tệp dữ liệu đã được tạo (ở mục a), cửa sổ 'Đăng nhập' xuất hiện

- Gõ vào 'Tên đăng nhập' là: ADMIN và mật khẩu là: 123 (mặc định), kích vào nút đăng nhập để làm việc.

- Trong cửa sổ chính của ứng dụng, chọn menu 'Hệ thống --> Tham số tùy chọn', cửa sổ 'Tham số tùy chọn xuất hiện', tại đây người dùng có thể khai báo thông tin về Doanh nghiệp như: Tên Doanh nghiệp, địa chỉ, MST, ... (chú ý: Chỉ khai báo được sau khi đã mua bản quyền sử dụng)

- Metadata Accounting đáp ứng cho hầu hết các lĩnh vực từ thương mại – dịch vụ - sản xuất – xây dựng – Xuất/ nhập khẩu, hệ thống phiếu đầy đủ chi tiết và được thiết kế một cách khoa học, liên kết chặt chẽ với nhau tạo sự thuận lợi cho cả những đơn vị hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.

- Ứng dụng với mọi quy mô doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau. Phần mềm được viết bằng ngôn ngữ lập trình tiên tiến, hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở, có khả năng xử lý khối lượng công việc lớn trong thời gian rất ngắn, quản lý dữ liệu đa chiều với khối lượng phát sinh lên tới hàng triệu bản ghi

  Phần mềm cho phép đem dữ liệu sang máy khác để làm việc tiếp được. Mỗi một tệp cơ sở dữ liệu (CSDL) là một đơn vị kế toán, người dùng rất dễ dàng thực hiện truyền file hoặc copy dữ liệu từ máy này sang máy khác để sử dụng.

 - Các bước thực hiện: giả sử muốn chuyển dữ liệu từ Máy A sang Máy B sử dụng tiếp

+ Bước 1: Cài đặt phần mềm trên máy B

(lưu ý phiên bản cài đặt phải giống hoặc lớn hơn phiên bản trên máy A)

+ Bước 2: Truyền flie hoặc copy tệp CSDL từ máy A vào thiết bị lưu trữ rồi đem sang máy B

+ Bước 3: Trên máy B, đăng nhập vào tệp CSDL để làm việc tiếp

Có.

ứng dụng được xây dựng trên mô hình máy chủ / máy trạm, vì vậy đáp ứng rất tốt trong môi trường nhiều người dùng cùng lúc (có thể kết nối các máy tính qua mạng LAN hoặc internet)

Với mô hình client / server, máy chủ dữ liệu được bảo mật một cách tối đa. Đồng thời với chức năng phân quyền chi tiết của ứng dụng, người quản trị dễ dàng tạo không gian làm việc riêng cho từng người dùng.

Ứng dụng có thể phân quyền chi tiết cho người dùng có quyền trên từng loại chứng từ kế toán hay không và các quyền cụ thể như xem, thêm, sửa, xóa, in ấn chứng từ...

 Phần mềm Kế toán Metadata Accounting hiện tại đang hỗ trợ 2 chế độ kế toán và 3 hình thức kế toán.

Hỗ trợ 2 chế độ kế toán là:

     - Chế độ kế toán doanh nghiệp:  QĐ 15/2006/QĐ-BTC (ngày 20/03/2006)

     - Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa:  QĐ 48/2006/QĐ-BTC (ngày 14/09/2006)

Áp dụng cho 3 Hình thức kế toán là:

     - Nhật ký chung

     - Nhật ký chứng từ

     - Kế toán máy

     Hệ thống biểu mẫu phiếu và báo cáo đã được viết sẵn trong phần mềm theo cả 3 hình thức trên, người dùng sử dụng hình thức kế toán nào thì chỉ việc lựa chọn in biểu mẫu và báo cáo theo hình thức tương ứng.

 Phần mềm hỗ trợ đầy đủ cả 4 phương pháp tính giá hàng tồn kho

               - Phương pháp tính theo giá đích danh

               - Phương pháp tính bình quân gia quyền (TB tháng, TB ngày)

               - Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)

               - Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)

 

         Phương pháp tính giá hàng tồn được cài đặt cho từng hàng hóa, vật tư, CCDC tạo sự thuận tiện và linh hoạt cho người dùng trong việc theo dõi giá theo yêu cầu quản lý

           Ví dụ: Đơn vị vừa làm xây dựng vừa làm thương mại, thì có thể lựa chọn phương pháp giá vốn đích danh đối với NVL trong xây dựng; còn đối với thương mại việc nhập xuất rất nhiều nên quản lý theo phương pháp đích danh không hợp lý, người dùng có thể lựa chọn các phương pháp như TB tháng, TB ngày, LIFO, FIFO để phần mềm tự tính và áp giá vốn trong nghiệp vụ xuất hàng.

 

          Phần mềm cho phép người dùng thay đổi phương pháp tính ở bất kỳ thời điểm nào đồng thời tự động tính lại giá vốn theo phương pháp mới qua đó người dùng có thể báo cáo và đánh giá sự biến động về giá trị hàng tồn so với phương pháp trước

Có. Ứng dụng hỗ trợ cả hai hình thức in hóa đơn GTGT (Tự in và in trên hóa đơn đặt in)

- Đối với hóa đơn tự in: Người dùng có thể lựa chọn 1 trong các mẫu đã được tạo sẵn trong phần mềm, sau đó tự chỉnh sửa theo nhu cầu của Doanh nghiệp (như: Số liên hóa đơn, logo, ảnh nền hoặc màu sắc của từng liên). Sau khi thiết lập hóa đơn tự in là có thể sử dụng ngay khi đã đăng ký mẫu với Cơ quan Thuế.

Xem thêm cách tạo hóa đơn tự in tại đây

- Đối với hóa đơn đặt in: Người dùng gửi mẫu hóa đơn cho MetaData để tạo mẫu theo phôi mẫu của doanh nghiệp. Mẫu này được lưu vào 1 file và người dùng chỉ cần thực hiện chức năng nhập mẫu hóa đơn là có thể in từ máy in thay vì phải viết tay (giúp tiết kiệm công sức và thời gian, đáp ứng nhanh chóng trong giao dịch kinh tế).

Xem thêm: Nhận mẫu hóa đơn đặt in tại đây

* Ưu điểm về quản lý hóa đơn tự in hoặc đặt in trong Metadata: là các mẫu này được lưu trong cơ sở dữ liệu tương ứng với dữ liệu của một Doanh nghiệp, vì vậy nếu người dùng làm việc cho nhiều Công ty thì tránh được nhầm lẫn và phải thao tác chuyển mẫu, đồng thời không phải quan tâm sao lưu mẫu.

Metadata Accounting là phần mềm thiết kế trên nền công nghệ tiên tiến và dễ dàng tích hợp, bổ sung thêm các tính năng mới, báo cáo mới vào phần mềm. 

           Đặc biệt, Phần mềm có tính linh hoạt và tùy biến cao cho phép người dùng tự tạo phiếu cập nhật, tự tạo báo cáo và cài đặt công thức lấy dữ liệu trên báo cáo, tự tạo các báo cáo dưới dạng biểu đồ rất đơn giản và trực quan, ...

          Với những yêu cầu phức tạp, cần tính toán nhiều, người dùng gửi chi tiết những yêu cầu đó đến cho Metadata để Metadata tích hợp trực tiếp vào phần mềm.

Tất cả các khách hàng có nhu cầu tìm hiểu và sử dụng phần mềm Metadata đều được hỗ trợ vĩnh viễn trong suốt quá trình mà không phân biệt đã đăng ký bản quyền hay chưa đăng ký bản quyền.

 

         Khi sử dụng gặp vướng mắc khách hàng có thể sử dụng các hình thức sau để được trợ giúp ngay:

               + Gọi điện thoại đến các số máy hỗ trợ của công ty

               + "Chat" Yahoo, skype, ... với nhân viên tư vấn - hỗ trợ

               + Gửi E-mail

               + Đến trực tiếp hoặc bằng hình thức nào đó thông báo trực tiếp đến Metadata

 

       Metadata hỗ trợ bằng cách:

              + Giải đáp qua điện thoại

              + Giải đáp qua "Chat" Yahoo, skype, ...

              + Giải đáp bằng E-mail

              + Cử nhân viên hoặc đại lý đến trực tiếp địa điểm khách hàng để hỗ trợ

              + Sử dụng chương trình hỗ trợ từ xa: là chương trình cho phép kết nối với màn hình máy tính của khách hàng để hỗ trợ, có thể giải đáp thắc mắc ngay lập tức không mất thời gian chờ đợi.

Các sản phẩm phần mềm của Metadata được bảo hành vĩnh viễn trong suốt quá trình sử dụng và thực hiện bảo trì theo nhu cầu của người dùng. ( xem thêm chính sách bảo hành - bảo trì)