banner_2a-1.png
banner_2a-2.png
banner_2a-3.png
banner_2a-4.png
banner_2a-5.png
businesswoman-min.png
banh_rang.png
aaa2.png
aaa3.png
aaa4.png
aaa5.png
4b.png
4c.png
4a.png
banner_3a_0.png
banner_3a-2.png
banner_3a-3_1.png
banner_3a-4.png
banner_3a-5-min.png
Hơn 10 năm phát triển và hoàn thiện
... với chất lượng ngày càng cao ...và tốt hơn nữa
anh-mda-min.png

Từ ngày 01/6/2014, Thông tư 39/2014/TT-BTC sẽ có hiệu lực, thay thế cho Thông tư 64/2013/TT-BTC. THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tổng hợp lại một số nội dung mới nổi bật của Thông tư mới này như sau 
>> Các điểm mới của Thông tư 39/2014/TT-BTC 
>> Vốn từ 15 tỷ đồng mới được tự in hóa đơn
 

Cá nhân không được tạo hóa đơn GTGT

Quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này đã nêu rõ hóa đơn GTGT là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (bỏ đối tượng cá nhân ra)

Do đó, đối tượng được tạo hóa đơn GTGT theo quy định tại chương II thông tư này đã được bỏ phần hộ, cá nhân kinh doanh ra.

Cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu sử dụng hóa đơn thì có thể sử dụng hóa đơn bán hàng do Cục Thuế bán (thủ tục mua theo Điều 12) hoặc đặt in

Bỏ loại hóa đơn xuất khẩu

Theo quy định tại Điều 3, doanh nghiệp khi xuất khẩu sẽ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng tùy trường hợp:

- DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:  sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng

- DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: sử dụng hóa đơn bán hàng

- DN trong khu phi thuế quan: sử dụng hóa đơn bán hàng (trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”)

Vốn trên 15 tỷ mới được tự in hóa đơn

Một trong những điều kiện tự in hóa đơn theo quy định tại Điều 6 Thông tư là “Doanh nghiệp, Ngân hàng có mức vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng trở lên tính theo số vốn đã thực góp đến thời điểm thông báo phát hành hóa đơn”

Đối chiếu với các quy định về vốn pháp định của ngân hàng thì rõ ràng các Ngân hàng đã được thành lập thì mặc nhiên đáp ứng điều kiện này.

Đối với các Doanh nghiệp, thì so với điều kiện trước đây chỉ là vốn điều lệ trên 01 tỷ đồng thì đây là mức thay đổi rất lớn.

Trường hợp Doanh nghiệp thành lập sau ngày 01/6/2014 có vốn điều lệ dưới 15 tỷ muốn tự in hóa đơn thì phải có “thực hiện đầu tư mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên ghi trên hóa đơn mua tài sản cố định, máy móc, thiết bị tại thời điểm thông báo phát hành hóa đơn”

Doanh nghiệp thành lập trước ngày này (mà vốn dưới 15 tỷ) thì được sử dụng số hóa đơn đã có thông báo phát hành còn lại, sau ngày này thì phải mua của cơ quan Thuế. (khoản 2 Điều 32)

Doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế muốn tự in hóa đơn thì phải sử dụng phần mềm do cơ quan thuế cung cấp, để cơ quan thuế đảm bảo được toàn bộ dữ liệu của hóa đơn tự in

Trách nhiệm báo cáo của tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn

Báo cáo về việc cung ứng phần mềm tự in hoá đơn phải được lập và gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo Quý.

Báo cáo về việc cung ứng phần mềm tự in hoá đơn Quý I nộp chậm nhất là ngày 30/4; quý II nộp chậm nhất là ngày  30/7, quý III nộp chậm nhất là ngày 30/10 và quý IV nộp chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau.

Trường hợp tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn là tổ chức ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp tự tạo phần mềm tự in hóa đơn để sử dụng thì không phải báo cáo về việc cung ứng phần mềm tự in hoá đơn.

Không phải gạch chéo với hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in bằng máy tính